Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Tuyên truyền phòng bệnh đau mắt đỏ
Ngày cập nhật 28/09/2023

Tuyên truyền phòng bệnh đau mắt đỏ

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng… Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

2. Triệu chứng

Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.
Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt

3. Cách phòng bệnh
Để chủ động phòng bệnh, cộng đồng cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.
2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.
4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.
5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
6. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Toàn dân tích cực, chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ!

 

 

HƯỚNG DẪN PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ TẠI TRƯỜNG HỌC

 

1. Công tác phòng biến chứng nặng

          Hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh, trẻ mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

2. Công tác phòng bệnh

          Đối với các Trường mầm non và Cơ sở giáo dục mầm non

          - Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại lớp học và nhắc nhở các cô nuôi dạy trẻ rửa tay thường xuyên.

          - Các lớp học hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay, đồng thời cho trẻ rửa tay thường xuyên trong buổi học.

          - Vệ sinh lớp học, đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường.

          - Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho cán bộ nhà trường và phụ huynh.

          Đối với các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông

          - Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại lớp học cho giáo viên và học sinh.

          - Hướng dẫn học sinh rửa tay thường xuyên bằng nước sạch cùng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay thường xuyên (đầu buổi học, giờ ra chơi và cuối buổi học).

          - Các lớp phân công học sinh hoặc giáo viên thực hiện vệ sinh bàn ghế, tay nắm cửa, lan can trước lớp học vào cuối mỗi buổi học bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường.

          - Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho cán bộ nhà trường, học sinh và phụ huynh.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.004
Truy cập hiện tại 64